Trong thực tế quản lý mô hình diện rộng qua nhiều cấp quản lý mức trung, nhiều nhân viên bán hàng tại nhiều địa điểm. Việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp là phải thực thi được đồng loạt, thống nhất vấn đề hạch toán giá bán cho hàng hoá.
Chúng tôi sẽ viết đầy đủ về chủ đề này để các Bạn có thể khai thác triệt để hơn tính năng của phần mềm: “Thiết lập chính sách giá bán trên PHẦN MỀM QUẢN LÝ POS Plus“
Vấn đề này có thể phân ra thành 3 hình thái đại diện cho 3 thuộc tính áp dụng:
Lợi ích của việc thiết lập chính sách giá bán trong thực tiễn: (trên phần mềm POS Plus)
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các Bạn cách thiết lập chính sách giá bán (hình thái 1)
Có 02 cách cập nhật chính sách giá bán vào phần mềm POS Plus
Có 03 nhóm thông tin chính cần khai báo trong việc thiết lập chính sách giá bán (hình trên)
– Ngành hàng: Chọn từ danh mục phân nhóm ngành hàng của hàng hoá/ vật tư (ít dùng)
– Nhóm hàng: Chọn từ danh mục nhóm hàng hoá/ vật tư (giá áp dụng cho nhóm hàng nào)
– Mã khách: Chọn từ danh mục khách hàng (giá áp dụng cho khách hàng nào)
– Nhóm khách: Chọn từ danh mục nhóm khách hàng (áp dụng giá cho nhóm khách hàng nào). Phải thực hiện phân nhóm khách hàng trước
– Kho: Chọn từ danh mục kho hàng hoá (ứng dụng nhiều cho mô hình bán lẻ, chuỗi bán lẻ, siêu thị, nhiều điểm bán hàng có quản lý kho riêng biệt)
Trên hệ thống phần mềm POS Plus, giá bán được áp đặt vào phiếu bán hàng theo thứ tự ưu tiên:
– Giá bán lẻ: áp dụng cho phiếu bán lẻ (tại quầy)
– Giá bán buôn 1: áp dụng cho phiếu bán hàng kiêm phiếu xuất kho
– Giá bán khai báo trong danh mục vật tư
– Giá bán buôn 2, 3,4 là các trường mở rộng phục vụ cho nhu cầu customize thêm
* Khi đặt xong chính sách giá bán còn một điểm hết sức chú ý đó là đặt ngày hiệu lực của chính sách, nó sẽ tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách đặt ra. Các chứng từ có ngày nằm trong khoản thời gian này thì chính sách mới có tác dụng.
Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về hình thái 2,3 của hạng mục Price Policy trên phần mềm quản lý POS Plus